Nám da mặt là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là phụ nữ. Nguyên nhân gây ra nám da là các yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Vậy, nám da mặt có chữa được không? Phương pháp điều trị ra sao? Trong bài viết này, Phụ nữ làm đẹp sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về nám da mặt là bệnh gì? Nguyên nhân hình thành nám da và các biện pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng này.
Nám da mặt là gì?
Nám da mặt là tình trạng rối loạn tăng sắc tố, xảy ra khi sắc tố Melanin được sản sinh quá mức, dẫn đến sự hình thành các mảng hoặc đốm tối màu trên da. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ từ 20 đến 50 tuổi, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai và sau sinh. Nám da có thể thay đổi màu sắc theo thời gian, thường đậm hơn vào mùa hè và nhẹ đi khi chuyển sang mùa đông.
Nám da thường xuất hiện ở các vùng sau:
- Trán
- Nám da mặt vùng má
- Mũi và quanh môi
- Một số trường hợp khác có thể thấy trên cổ, cánh tay,…
Biểu hiện của nám da có thể khác nhau về kích thước, màu sắc, độ nông và sâu. Theo phân loại lâm sàng, nám da được chia thành ba loại chính:
- Nám nông
- Nám sâu
- Nám hỗn hợp
Nguyên nhân bị nám da mặt
Có rất nhiều người gặp phải tìm trạng nám da, tuy nhiên không phải ai cũng biết nguyên nhân của vấn đề này. Thế nám da mặt là do đâu?
Nguyên nhân nội sinh
Nám da có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một số nguyên nhân nám da mặt do nội tiết bao gồm:
- Nám da có thể liên quan đến yếu tố gen. Nếu gia đình có người mắc nám, nguy cơ con cháu cũng bị ảnh hưởng là cao.
- Phụ nữ có nguy cơ bị nám da cao gấp 9 lần so với nam giới.
- Sử dụng thuốc tránh thai.
- Những người điều trị rối loạn nội tiết hoặc mắc bệnh suy giáp cũng có thể gặp tình trạng này.
- Nám da là vấn đề phổ biến ở 15-50% phụ nữ mang thai, do sự gia tăng hormone estrogen, progesterone và các hormone kích thích tế bào hắc tố trong thời kỳ này.
- Các thuốc như kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), lợi tiểu, retinoid, thuốc hạ đường huyết, chống co giật, và thuốc điều trị loạn thần có thể gây nám.
- Lão hóa da.
Nguyên nhân ngoại sinh
Ngoài những nguyên nhân nội sinh, nám da còn được hình thành từ các yếu tố bên ngoài:
- Một số sản phẩm có thể làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời.
- Một số sản phẩm có thể gây kích ứng, làm da mỏng đi và dễ bị tổn thương.
- Một số loại xà phòng có hương liệu có thể làm tình trạng nám trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tia UV có thể ảnh hưởng đến các tế bào sản xuất sắc tố (melanocytes), gây nám.
- Ánh sáng từ tivi, máy tính, điện thoại di động có thể góp phần gây nám.
- Nếu duy trì lâu dài, tình trạng này có thể làm da suy yếu và tổn thương.
Cách trị nám gò má tại nhà
Bất kỳ ai bị nám cũng đều sẽ cảm thấy lo lắng và muốn biết khi bị nám da mặt phải làm sao? Nám da mặt nên uống thuốc gì? Việc điều trị nám da không thể đạt được kết quả nhanh chóng; nó đòi hỏi thời gian và sự kiên trì.
Dưới đây là một số biện pháp có thể áp dụng trong điều trị nám da mặt:
Kết hợp nhiều phương pháp điều trị
- Ngừng sử dụng thuốc tránh thai.
- Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài.
- Rửa mặt với sữa rửa mặt phù hợp và dùng kem dưỡng ẩm nếu da khô (không dùng cho da mụn).
- Sử dụng các loại kem ức chế hình thành melanin như hydroquinone 2-4% trong khoảng 3 tháng, nhưng có thể gây kích ứng.
- Axit azelaic có thể sử dụng lâu dài và an toàn ngay cả trong thai kỳ, nhưng cũng có thể gây kích ứng.
- Corticosteroid bôi tại chỗ như hydrocortisone có thể làm mờ vết nám, nhưng có nguy cơ phản ứng phụ như teo da.
Phương pháp lột bỏ sắc tố
- Sử dụng kem chứa salicylic acid hoặc alpha hydroxy acids để lột da.
- Kem chứa retinoids cũng có thể được sử dụng, nhưng có thể gây nhiều phản ứng phụ như viêm da và không được khuyến khích trong thai kỳ.
Phá hủy sắc tố bằng ánh sáng cường độ cao
- Thời gian điều trị thường kéo dài từ 10-20 tuần. Tuy nhiên, ngay cả khi có kết quả tốt, sắc tố vẫn có thể tái xuất hiện khi tiếp xúc với ánh nắng hoặc do rối loạn nội tiết.
Cải thiện chế độ ăn uống
- Nếu da bị nám nhẹ, bạn cần tránh các loại thức ăn cay và rượu bia, vì chúng có thể làm vết nám đậm màu hơn.
- Ăn nhiều rau quả tươi, uống đủ nước, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, E, omega-3, selen và các viên uống sẽ hỗ trợ trong việc cải hiện da nám.
Nám nhẹ 2 bên gò má hoàn toàn có thể điều trị và khắc phục được. Tùy thuộc vào việc bạn lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp, giúp cải thiện tình trạng nám và phục hồi làn da một cách tối ưu nhất.
Nám da mặt ở nam giới
Mặc dù không phổ biến, nám da mặt ở đàn ông vẫn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của họ. Hiểu rõ các đặc điểm của tình trạng này sẽ giúp bạn quản lý và kiểm soát nám da hiệu quả hơn.
Nguyên nhân bị nám da mặt ở nam giới
Câu hỏi liên quan về chữa vùng da nám trên mặt
Nám da sau điều trị có tái phát không?
Sau điều trị, nám vẫn có thể tái phát nếu không được bảo vệ da cẩn thận trước ánh nắng. Do đó, bảo vệ da là vô cùng quan trọng.
Nám da điều trị bao lâu thì khỏi?
Thời gian điều trị nám phụ thuộc vào các yếu tố như: nguyên nhân, mức độ, phương pháp… nhưng trung bình từ 2-6 tháng.
Chi phí điều trị nám da có đắt không?
Chi phí dao động từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng, tùy phương pháp và mức độ nám. Điều trị càng sớm thì chi phí càng thấp.
Chữa nám da ở đâu tốt?
Nám da có thể điều trị tại các bệnh viện da liễu, thẩm mỹ viện lớn có uy tín và trang thiết bị hiện đại. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi điều trị.
Mặc dù việc điều trị nám da mặt có thể mất thời gian và đòi hỏi sự kiên trì, nhưng với những phương pháp hiện đại và sự chăm sóc đúng cách, nám da hoàn toàn có thể cải thiện và kiểm soát. Hy vọng bài viết này của Phụ nữ làm đẹp sẽ giúp bạn có thể tự tin hơn với làn da của mình và duy trì vẻ đẹp tự nhiên theo thời gian.
Bài viết liên quan
Phụ nữ có bị hói đầu không? Nguyên nhân, cách trị hói đầu ở nữ
Khi nhắc đến hói đầu, nhiều người thường nghĩ ngay đến nam giới, nhưng thực tế, phụ nữ có bị…
Móng chân bị dập tụ máu phải làm sao? Nên xử lý thế nào?
Móng chân bị dập tụ máu là một tình trạng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Vậy khi gặp…
Quấn tã cho bé đến khi nào thì chuyển sang mặc quần?
Trong quá trình nuôi dạy trẻ sơ sinh, một trong những câu hỏi thường gặp của các bậc phụ huynh…