Nha đam : 10 công dụng thần kỳ giúp cơ thể khỏe đẹp toàn diện

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh công dụng của nha đam (cây lô hội) trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Đừng nghĩ nha đam chỉ để bôi đắp mặt nạ, loại cây này còn giúp trị dứt điểm vô vàn bệnh mà có thể bạn chưa biết.

Nha đam (hay lô hội) là một loại thực vật được sử dụng phổ biến ở nhiều nước vì nó cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và có chứa nhiều thành phần có thể dùng để điều chế thuốc. Đặc biệt, dưỡng chất trong cây nha đam rất tốt cho da.

Thành phần dinh dưỡng của nha đam 

Thành phần dinh dưỡng chứa trong nha đam khá đa dạng, đặc biệt là các thành phần giúp chống oxy hóa. Gel của nha đam có hơn 75 thành phần hoạt động, giúp chữa lành và trẻ hóa cơ thể. Một vài dưỡng chất chứa trong nha đam như:

  • Vitamin: Các vitamin A, C và E trong nha đam gồm các chất chống oxy hóa mạnh. Còn có thêm acid folic, vitamin B12 và choline.
  • Các khoáng chất: Canxi, kali, natri, mangan, magie, selen, crom, đồng và kẽm.
  • Enzyme: Oxidase, lipase, amylase, catalase,… có tác dụng giúp phân hủy đường và các chất béo từ thức ăn. Cải thiện tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
  • Đường: Chứa monosaccharide (có fructose và glucose) và polysaccharide chống dị ứng, chống viêm hiệu quả.
  • Anthraquinon: Có tới 12 anthraquinon, bao gồm aloin và emodin, có tác dụng như thuốc giảm đau, kháng khuẩn và virus.
  • Acid béo: Khử trùng và chống viêm hiệu quả.
  • Hormone auxin và gibberellin: Giúp chữa lành vết thương và chống viêm rất tốt.
  • Acid amin: Có tới 20 trong 22 acid amin cần thiết cho cơ thể, giúp tổng hợp protein cho cơ thể.

10 công dụng của nha đam đối với sức khỏe

Với hàm lượng các chất oxy hóa và dưỡng chất, nha đam mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là 10 tác dụng của nha đam để bạn không bỏ lỡ món nha đam giàu dinh dưỡng này.

1 Giúp trung hòa độ pH

Độ pH axit chính là môi trường lý tưởng phát sinh các bệnh tật. Vì vậy việc giữ cho độ pH trong cơ thể luôn ở tình trạng cân bằng rất quan trọng. Trong khi đó, Uống nước nha đam chứa nhiều kiềm giúp trung hòa độ pH của cơ thể.

Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ qua những loại thực phẩm giàu tính kiềm dưới đây:

  • Rau màu xanh đậm
  • Rễ của rau củ
  • Cam, quýt
  • Các loại quả hạch và hạt
  • Giấm rượu táo
  • Giấm dừa

2 Giúp cung cấp nước cho cơ thể

Nha đam có tác dụng gì? Cây nha đam chứa nhiều nước. Do đó nha đam chính là thực phẩm lý tưởng giúp bạn cải thiện tình trạng mất nước. Bổ sung đủ nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ các chất thải và chất độc, từ đó cơ thể bạn sẽ tiêu trừ độc tố.

Uống nha đam có tác dụng gì? Nước  nha đam chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng giúp tăng hiệu suất hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Điều này là rất cần thiết, vì thận và gan của bạn là các bộ phận chịu trách nhiệm lọc máu và thúc đẩy hệ bài tiết của cơ thể. Do đó, bạn nên giữ cho thận và gan luôn khỏe mạnh.

3. Giúp gan khỏe mạnh

Nha đam có tác dụng gì? Một công dụng ấn tượng của nha đam là giúp tăng cường chức năng gan. Khi gan khỏe mạnh thì cơ thể sẽ tiêu trừ được độc tố tốt hơn.

Gan sẽ hoạt động tối ưu khi cơ thể được hấp thụ đủ chất dinh dưỡng và nước. Vì thế, nước nha đam là thức uống lý tưởng cho gan vì nó giàu nước và dưỡng chất từ thực vật.

4. Giúp trị táo bón

Cây nha đam chữa bệnh gì? Uống nước nha đam có tác dụng giúp bổ sung nước cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa việc tăng cường lượng nước ở đường ruột và kích thích nhu động. Nói cách khác, nước nha đam có công dụng tăng cường chức năng hệ bài tiết. Từ đó, nha đam hỗ trợ giảm chứng táo bón.

Nếu bạn mắc chứng táo bón hay són tiểu, bạn nên thử uống nước nha đam hằng ngày. Nha đam cũng góp phần giúp lợi khuẩn đường ruột hoạt động bình thường. Đồng thời hỗ trợ  cân bằng vi khuẩn đường ruột để cơ thể luôn khỏe mạnh.

5. Tác dụng gì trong việc chống viêm

Công dụng tuyệt vời của nha đam chính là khả năng chống viêm hiệu quả. Lý giải cho điều này, nha đam chứa các hợp chất chống viêm như: axit salicylic, chromone C-glucosyl và enzyme bradykinase, một loại kinin huyết tương.

Nha đam có tác dụng ức chế quá trình sản sinh axit của cơ thể, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

6. Ngăn ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường

Trong một nghiên cứu đăng trên “Biological and Pharmaceutical Bulletin” năm 2006, các nhà khoa học đã thí nghiệm chất phytosterol trong nha đam. Chất này có tác dụng chống tăng đường huyết trên cơ thể chuột. Kết quả nghiên cứu nhận thấy  phytosterol trong nha đam có hiệu quả với bệnh tiểu đường tuýp 2.

Một nghiên cứu khác đăng trên tờ “Saudi Pharmaceutical Journal” cũng khẳng định điều này. Sau khi các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 được, mỗi ngày điều uống nước nha đam. Kết quả trong 4 tuần, chỉ số lipid đã giảm đi rất nhiều. Và sau 6 tuần, chỉ số đường huyết của các bệnh nhân này cũng giảm đáng kể.

Như vậy, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường là một tác dụng sáng giá của cây nha đam.

7. Tốt cho hệ tiêu hóa

Nha đam chứa một số enzyme có tác dụng đường phân và làm vỡ chất béo. Nhờ đó cây nha đam có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra, tác dụng của cây nha đam còn được biết đến là có thể trị chứng khó chịu ở dạ dày và ruột. Nước ép nha đam cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh của các bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn ruột kích thích (IBS) và các chứng rối loạn khác.

Một nghiên cứu đã khảo sát 33 bệnh nhân mắc bệnh IBS. Kết quả cho thấy sau một thời gian uống nước nha đam,  tình trạng các cơn đau và khó chịu do bệnh IBS đã giảm dần. Ngoài ra, nha đam cũng được chúng mình có tác dụng với bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột kết.

Hơn nữa, hợp chất chứa trong nha đam cũng kiểm soát bài tiết axit trong dạ dày. Hoạt động này rất cần thiết cho cơ thể. Nguyên nhân là vì nó ngăn ngừa nguy cơ bị viêm loét dạ dày

8. Giúp làm sạch da

Cung cấp nước là tác dụng phổ biến của nha đam. Điều này đã dẫn đến một tác dụng khác của cây nha đam chính là làm giảm sự xuất hiện của mụn trứng cá. Ngoài ra, cây nha đam cũng làm giảm tình trạng bệnh vảy nến và viêm da.

Nha đem là nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và vitamin. Đây đều là các chất có tác dụng bảo vệ và nuôi dưỡng da. Hợp chất quan trọng chứa trong nha đam đã được chứng minh có thể chống lại ảnh hưởng của tia cực tím (tia UV). Đồng thời ngăn ngừa nếp nhăn ở da.

Đây chính là lý do vì sao các loại mỹ phẩm chăm sóc da có chiết xuất nha đem được ưa chuộng trên thị trường.

9. Làm dịu làn da cháy nắng

Một tác dụng của cây nha đam được đánh giá cao chính là  giúp làm dịu da.

Nghiên cứu đã chứng minh nha đem  có lợi trong việc chữa lành vết bỏng cấp độ 1 đến cấp độ 2. Đồng nghĩa với việc bôi các loại gel chiếc xuất từ nha đam này có thể làm dịu da bị bỏng nắng nhẹ đến trung bình.

Một nghiên cứu khác đã phát hiện hợp chất aloin có trong nha đam có khả năng tạo ra lợi ích chống viêm. Nhờ đó, nha đam có công dụng giúp giữ ẩm cho da. Cũng như khả năng ngăn ngừa tình trạng bong tróc do cháy nắng.

10. Chức năng làm đẹp

Các tinh chất trong nha đam rất tốt cho sức khỏe và cũng cực kỳ tốt cho da. Sử dụng mặt nạ nha đam tươi sẽ giúp bạn dưỡng ẩm và làm trắng da rất hiệu quả.

Ngoài ra, gel trong nha đam còn có thể dùng như một sản phẩm chăm sóc da:

  • Dạng lót cho kem nền (thoa lên trước khi dùng kem nền)
  • Sản phẩm tẩy trang
  • Dưỡng chất làm dịu da cháy nắng
  • Kem dưỡng ẩm mỏng nhẹ
  • Trị chứng ngứa ngáy da đầu (trộn chung với vài giọt dầu bạc hà cay để dùng).

Lưu ý khi ăn nha đam sống

Nhựa của cây nha đam – chất có màu vàng ở bên trong lá cũng có nhiều tác hại với sức khỏe. Nếu sử dụng một lượng ít, thì nhựa nha đam giúp điều trị táo bón bằng cách thúc đẩy lưu động ruột.

Nhưng nếu dùng nhiều nhựa nha đam trong thời gian dài sẽ gây ra: Co thắt dạ dày, các vấn đề liên quan đến thận, nhịp tim trở nên không đều và yếu cơ. Dùng một liều cao trên 1 gam 1 ngày, và thời gian sử dụng kéo dài còn có thể gây tử vong.

Phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng nha đam, vì nó gây kích thích sự co bóp của tử cung, gây sảy thai.

Những người bị vấn đề về rối loạn tiêu hóa như: viêm ruột, bệnh Crohn không nên sử dụng nha đam tươi.

Những người bị tiểu đường, tim hoặc thận, không dùng nha đam vì nó làm giảm đi tác dụng từ thuốc.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về tác dụng của nha đam đối với cơ thể của chúng ta. Khi sử dụng nha đam cần sơ chế đúng kỹ thuật để đạt được hiệu quả, bên cạnh sử dụng nha đam cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, tập luyện, vệ sinh da để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu quý đọc giả cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến cho những người thân yêu của mình nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Hỗ trợ