Tổng hợp các bệnh về da của bé và các cách chữa trị

Bệnh về da của bé hiện tại rất phổ biến làm cho làn da của trẻ em rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Việc hiểu rõ các bệnh về da sẽ giúp cha mẹ chăm sóc và bảo vệ da bé tốt hơn. Bài viết này của Phụ nữ làm đẹp sẽ tổng hợp về các bệnh lý thường gặp và cách xử lý hiệu quả mà bố mẹ có thể tham khảo được.

Các bệnh về da của bé sơ sinh
Các bệnh về da của bé sơ sinh

Các bệnh về da của bé sơ sinh

Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh là rất phổ biến. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ chưa nắm được những thông tin chi tiết về các bệnh này để đưa ra những hướng xử lý và chăm sóc phù hợp cho trẻ.

Hăm tã ở trẻ sơ sinh

Hăm tã là một trong những bệnh về da của bé cũng rất thường gặp ở vùng mông, bẹn của trẻ làm da bị đỏ và đau, rát. Các nguyên nhân gây ra thường là :

  • Da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tã, hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy.
  • Nhiễm trùng hay nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ hoặc bệnh nấm ngoài da ở trẻ em. Nấm hay vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, bị dơ do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da, làm da đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu.
  • Da quá nhạy cảm.

Một số nguyên nhân khác làm bé bị hăm tã:

  • Tã thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm gây ra bệnh về da của bé.
  • Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé. Một số loại xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da.
  • Quần lót bằng nhựa có thể giữ cho quần áo bé sạch và khô nhưng nó lại không thông thoáng và làm da của bé giữ ẩm, dẫn đến hăm tã.
Hăm tả sẽ gây ra các bệnh về da cho bé
Hăm tả sẽ gây ra các bệnh về da cho bé

Chàm sữa ở trẻ

Chàm sữa là một trong những bệnh về da của bé, còn có tên gọi khác là lác sữa – giai đoạn đầu tiên của bệnh về da của bé là chàm thể tạng. Bệnh này thường có ở trẻ sau khi sinh khoảng sáu tháng tuổi và có ở cả trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Tình trạng phổ biến nhất chính là trẻ lác sữa ở mặt, hai má và lan ra tay chân hay cơ thể. Lúc mới phát bệnh, cơ thể trẻ chỉ xuất hiện nốt hồng rồi chuyển thành mụn nước có màu đỏ sau đó nứt da và tiết dịch, có vảy, da trẻ bị nổi sần như da gà và bong tróc.

Lác sữa sẽ khỏi khi trẻ được 2 – 4 tuổi. Nếu như đến tuổi này mà trẻ vẫn chưa khỏi thì bệnh sẽ kéo dài, dễ tái phát và phát triển thành chàm thể tạng. Bệnh này ở trẻ tuy không lây lan thế nhưng khó điều trị nếu để lâu.

Nguyên nhân gây nên bệnh

Hiện nay y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên loại bệnh về da của bé này, thế nhưng theo ghi nhận được có một số nguyên nhân sau đây:

  • Trẻ sơ sinh có cơ địa bị dị ứng. Cha mẹ có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, nổi mề đay, dị ứng da,… thì con sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh.

  • Bé mắc lác sữa có thể do ảnh hưởng tử thức ăn của mẹ. Bởi khi trẻ bú mẹ sẽ chịu tác động trực tiếp của thức ăn. Nếu mẹ ăn nhiều hải sản, thức ăn giàu đạm mà cơ thể con không thể thích ứng sẽ khiến sữa mẹ gặp vấn đề và gây ra dị ứng.

  • Tiếp đó, ảnh hưởng từ thời tiết, môi trường sống hay lông của chó mèo và đồ chơi của trẻ không vệ sinh cũng dẫn đến chàm sữa ở trẻ.

Chàm sữa ở bé
Chàm sữa ở bé

Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh về da của bé có khả năng truyền nhiễm lây từ người sang người có thể phát triển thành dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra. Nguyên nhân gây bệnh do hai nhóm tác nhân là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh biểu hiện chính là tổn thương da, em bé bị nổi mẩn đỏ trên mặt, niêm mạc dưới dạng phỏng nước tập trung ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối

Bệnh chân tay miệng lây chủ yếu theo đường tiêu hoá từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Do vậy, các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, dễ phát thành các ổ dịch.

Nguyên nhân gây nên bệnh

Dịch tay chân miệng có thể gặp quanh năm. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng tăng cao và khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Các trường hợp bệnh về da của bé bị biến chứng nặng thường do EV71. Các biến chứng này bao gồm:

  • Biến chứng về não bộ như: Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não. Biểu hiện như giật mình, ngủ gà, bứt rứt, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược, rung giật nhãn cầu, yếu liệt chi, co giật, hôn mê,…
  • Biến chứng tim mạch, hô hấp bao gồm: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch có thể tử vong nhanh chóng nếu không được xử lý kịp thời.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng

Rôm sảy

Rôm sảy hay rôm, sảy, phát ban nhiệt là chứng bệnh về da của bé thường gặp vào thời tiết ẩm, nóng. Bệnh không gây đau đớn nhưng có thể tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nổi mụn lớn có thể gây đau nhức, nhất là khi quần áo của trẻ cọ vào vết rôm sảy hay chạm tay vào vết mụn.

Rôm sảy là chứng bệnh về da của bé lành tính, đa số các trường hợp bị rôm sảy không cần đến bệnh viện điều trị nhưng nếu bị biến chứng, nhiễm trùng nặng, hãy đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây nên bệnh

  • Bệnh rôm sảy xuất hiện khi ống bài tiết trên da bị bít, tắc nghẽn, mồ hôi nhiều không thoát hết, ứ đọng bên trong ống bài tiết kết hợp với bụi bẩn tạo ra các vết mụn, nổi mẩn, rôm sảy.
  • Những trường hợp dễ bị rôm sảy là những đối tượng có ống bài tiết mồ hôi chưa trường thành như ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Đặc biệt rôm sảy thường xuất hiện trong tuần đầu tiên khi trẻ vừa sinh, khi trẻ được ủ trong lồng ấp, mặc quần áo quá dày, trẻ bị sốt.
  • Các trường hợp khác cũng dễ gây rôm sảy là vào thời tiết ẩm ướt, nóng nực, vận động nhiều, xuất mồ hôi quá nhiều, cơ thể quá nóng, nằm yên một chỗ trong thời gian dài, cho trẻ mặt tã quá chật, quá thường xuyên làm bít ống thoát mồ hôi.
Bệnh rôm sảy
Bệnh rôm sảy

Bệnh vàng da

Vàng da sơ sinh là một trong những bệnh về da của bé có hiện tượng da, kết mạc mắt trẻ có màu vàng, thường là do tăng bilirubin gián tiếp – một thành phần được giải phóng ra khi hồng cầu bị vỡ. Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, xuất hiện ở khoảng 60% trẻ đủ tháng và 80% trẻ sinh non.

Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ (vàng da sinh lý) nhưng cũng có khi tiến triển nặng (vàng da bệnh lý). Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh về da của bé này có nguy cơ để lại biến chứng nhiễm độc thần kinh (bệnh lý não cấp và mạn do bilirubin), do bilirubin gián tiếp thấm vào não. Hậu quả là trẻ sẽ tử vong hoặc bị di chứng não suốt đời.

Vàng da sinh lý

Trẻ sơ sinh có hiện tượng vàng da do trẻ có số lượng hồng cầu trong máu lớn, hồng cầu chứa HbF nên đời sống hồng cầu ngắn (hồng cầu vỡ ra giải phóng các yếu tố bên trong hồng cầu gây nên chuyển hóa tăng bilirubin tự do), chức năng gan của trẻ còn kém, đồng thời khả năng bài tiết mật của gan cũng chưa trưởng thành. Ở trẻ đủ tháng, sức khỏe bình thường thì vàng da được coi là sinh lý khi có đủ các tiêu chuẩn sau:

  • Xuất hiện từ ngày thứ 3 sau sinh.
  • Tự hết trong vòng 7-10 ngày.
  • Vàng da ở mức độ nhẹ (chỉ vàng da vùng cổ, mặt, ngực và vùng bụng phía trên rốn).
  • Chỉ là vàng da đơn thuần, không kèm theo các triệu chứng bất thường khác như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, li bì…
  • Nồng độ bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng.
  • Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ.

Vàng da sinh lý là bệnh về da của bé không cần can thiệp y tế. Chỉ cần cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ, cơ thể sẽ đào thải bilirubin ra ngoài và tình trạng vàng da sẽ biến mất trong vòng 1 đến 2 tuần.

Vàng da bệnh lý

Vàng da được coi là bệnh về da của bé khi vàng da xuất hiện sớm, vàng da tiến triển nhanh, mức độ vàng nhiều và thường kèm các triệu chứng bệnh lý khác. Những ngày đầu sau sinh là “thời điểm vàng” để bố mẹ theo dõi tình trạng bệnh về da của bé. Những bất thường đó là:

  • Vàng da đậm xuất hiện sớm, trong vòng 1-2 ngày sau sinh;
  • Vàng da không chỉ xuất hiện ở mặt, mắt mà còn lan đến bụng, cánh tay, chân;
  • Không hết vàng da sau 2 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 3 tuần đối với trẻ non tháng;
  • Vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường khác như bỏ bú, nôn trớ, sốt, khóc nhiều, phân bạc màu…
  • Vàng da ở trẻ sinh non, đặc biệt trẻ sinh non dưới 35 tuần tuổi thai

Khi có các hiện tượng bệnh về da của bé, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa sơ sinh để được chẩn đoán và điều trị vàng da sơ sinh càng sớm càng tốt, tránh xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh.

Nguyên nhân gây nên bệnh

  • Tăng sản xuất bilirubin: Bilirubin dư thừa (tăng bilirubin trong máu) là nguyên nhân chính gây ra vàng da. Bilirubin là sắc tố có màu vàng cam, được hình thành trong quá trình phá vỡ hồng cầu bình thường trong máu.
  • Giảm chức năng chuyển hóa bilirubin: Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do trẻ bị một trong các bệnh lý: hội chứng Crigler-Naajar, hội chứng Gilbert, bệnh lý chuyển hóa di truyền (galactosemia, suy giáp trạng bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa tyrosin, methionin, thiếu α1 antitrypsin…), trẻ sinh non, thiếu hụt hooc-môn, mẹ bị chứng đái tháo đường thai kỳ.
  • Tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột (tăng chu trình ruột gan): Những trẻ sinh ra bị hẹp môn vị, tắc ruột non, phình đại tràng bẩm sinh, tắc ruột phân su, sử dụng thuốc gây liệt ruột… đều có nguy cơ tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột, gây ra các bệnh về da của bé, dẫn tới vàng da.
  • Vàng da sữa mẹ: Một số trẻ trong vài ngày đầu bú không đủ do trẻ gặp khó khăn khi bú mẹ hoặc mẹ chưa tiết đủ sữa. Tình trạng này khiến trẻ mất nước, thiếu năng lượng và tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột gây vàng da.
Bệnh vàng da
Bệnh vàng da

Bệnh nổi mề đay

Nổi mề đay là bệnh về da của bé phổ biến, đặc trưng bởi các sẩn màu hồng đỏ hoặc trắng và phù nề, nổi gồ trên da, có giới hạn rõ, ở lớp hạ bì và biểu bì, gây cảm giác ngứa rất nhiều cho trẻ. Các sẩn này có thể hình tròn, đa cung, dạng đường thẳng hoặc vòng cung, xuất hiện thoáng qua, có thể tự khỏi trong vài giờ, thường không quá 24 giờ, hầu như không để lại dấu vết sau khi biến mất. Chúng có thể xuất hiện ở vị trí bất kì trên da, đôi khi có kèm theo phù mạch.

Căn cứ vào thời gian bệnh về da của bé có thể chia mề đay thành 2 nhóm:

  • Nổi mề đay cấp tính: mày đay kéo dài không quá 6 tuần.
  • Nổi mề đay mãn tính: mày đay kéo dài trên 6 tuần.

Nguyên nhân gây nên bệnh

  • Mề đay do yếu tố vật lý: do yếu tố vật lý là một nhóm mề đay độc lập được tạo thành bởi các yếu tố vật lý như ma sát, stress, áp lực đè ép, quần áo chật, nhiệt độ nóng, lạnh, mồ hôi, ánh nắng mặt trời tác động lên da…
  • Thời tiết, nhiệt độ bị thay đổi: Thời tiết giao mùa hoặc nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột cũng là một nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em. Trẻ vốn có làn da nhạy cảm, không chống lại được kích ứng với môi trường, nội tiết bị rối loạn
  • Thuốc: Dị ứng các loại thuốc (ví dụ như kháng sinh, kháng viêm…) cũng là nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em. Tình trạng dị ứng, mề đay của kháng sinh có thể không nguy hiểm, nhưng nếu tình trạng mày đay trên diện rộng hoặc trẻ có dấu hiệu phù mạch, sốt, cần đưa ngay đến gặp bác sĩ.
  • Đồ ăn: Hệ tiêu hóa ở trẻ vẫn chưa phát triển hoàn toàn cộng thêm cơ địa nhạy cảm, nên trẻ dễ dị ứng với thực phẩm như: hải sản, các loại hạt, lúa mì, trứng, sữa bò,…. Bên cạnh đó, một số chất bảo quản có trong thực phẩm cũng là nguyên nhân gây phát ban, nổi mề đay ở trẻ.
  • Tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng: Khi da bé tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng khác như lông thú cưng, phấn hoa, bụi bẩn,… cũng gây nổi mề đay. Đa phần các tác nhân gây dị ứng đều ảnh hưởng đến hệ hô hấp và đề kháng của trẻ, gây ra bệnh về da của bé.
Bệnh nổi mề đay
Bệnh nổi mề đay

Bệnh thuỷ đậu 

Thủy đậu là bệnh về da của bé gây nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra, bệnh có tỷ lệ mắc cao ở trẻ dưới 15 tuổi, thường xảy ra ở khu vực đông dân cư, thời điểm giao mùa. Nhiều người lầm tưởng bệnh thủy đậu chỉ là bệnh ngoài da nên chủ quan và chỉ lo lắng tới mụn nước do thủy đậu có thể làm bội nhiễm da, để lại sẹo làm mất thẩm mỹ. Tuy nhiên biến chứng của thủy đậu gây ra còn nặng nề hơn thế rất nhiều, trẻ bị thủy đậu có nguy cơ bị viêm phổi, rối loạn tâm thần, hôn mê, viêm não, co giật,… nguy hiểm nhất là tử vong nếu không được điều trị kịp thời

Hiện nay thủy đậu vẫn đang là gánh nặng bệnh về da của bé cho các nước trên thế giới. Theo thống kê mỗi năm thủy đậu gây bệnh cho hơn 4 triệu người, trong đó 10.000 bệnh nhân cần nhập viện chăm sóc y tế. Tại Việt Nam theo thống kê năm 2018, có hơi 31.000 trường hợp bị bệnh trong đó có nhiều trường hợp có biến chứng nặng vì tự điều trị tại nhà, trẻ bị thủy đậu bẩm sinh vì mẹ bầu bị mắc thủy trong thời kỳ mang thai.

Nguyên nhân gây nên bệnh 

  • Thủy đậu là bệnh về da của bé, truyền nhiễm do virus herpes zoster gây ra, bệnh có tên khoa học là Varicella Zoster (VZV). Virus này thuộc họ herpesviruses với kích thước 150-200nm, chứa phân tử ADN chuỗi đôi với trọng lượng phân tử là 80×106 dalton bên trong. Virus thủy đậu sống được vài ngày trong vảy thủy đậu trong không khí và dễ chết khi tiếp xúc với các thuốc sát khuẩn thường dùng.
  • Thủy đậu ở trẻ em là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, rất dễ lây lan thông qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Đặc biệt với trẻ em chưa được tiêm phòng vắc xin khi cùng sinh hoạt chung ở môi trường như nhà trẻ, trường học,… thủy đậu dễ lây qua việc tiếp xúc với các vật dụng chung như đồ chơi hoặc vật dụng cá nhân.
  • Trẻ em với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên là đối tượng dễ bị tấn công bởi virus thủy đậu. Bên cạnh đó, trẻ còn quá nhỏ để tự bảo vệ mình trước các tác nhân có thể gây bệnh khi tiếp xúc ở môi trường xung quanh, vì vậy trẻ có thể thoải mái chơi chung, ăn, ngủ cùng các bạn điều này vô tình khiến bệnh về da của bé dễ lây lan hơn.
Bệnh thuỷ đậu
Bệnh thuỷ đậu

Viêm da tiết bã nhờn

Nắp nôi là tình trạng bệnh về da của bé thường xuất hiện trên da đầu. Tên khoa học của tình trạng này là viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh. Chúng xuất hiện ở khoảng 10% trẻ sơ sinh, thường xuyên nhất trong độ tuổi từ 3 tuần đến 12 tháng tuổi. Viêm da tiết bã là bệnh về da của bé đặc trưng bởi các dấu hiệu như da đầu của bé có vảy màu vàng hoặc nâu, đóng vảy hoặc có vảy trông như gàu….

Các bậc cha mẹ cũng có thể nhận ra tình trạng tương tự như thế ở những vùng da tiết dầu khác, chẳng hạn như quanh tai hoặc lông mày, mí mắt của trẻ, thậm chí ngay cả ở nách và các nếp nhăn da khác, viêm da tiết bã cũng hoàn toàn có thể xuất hiện. Đôi khi chúng còn có thể xuất hiện cả ở những vùng trẻ quấn tã, khiến các bậc cha mẹ nhầm lẫn với hăm tã. Viêm da tiết bã là bệnh về da của bé vô hại và không lây nhiễm. Viêm da tiết bã có thể không làm phiền trẻ trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù nếu trở nên nghiêm trọng, chúng có thể khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy nhưng nhìn chung, viêm da tiết bã gần như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé.

Nguyên nhân gây nên bệnh 

  • Hiện các chuyên gia về da liễu ở trẻ em vẫn chưa tìm được ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da tiết bã. Nhưng cha mẹ của trẻ cần biết rằng, viêm da tiết bã không phải là bệnh về da của bé do vệ sinh kém hoặc dị ứng hay kích ứng da.
  • Một số nhà khoa học tin rằng các hormone mà trẻ nhận được từ mẹ vào cuối thai kỳ sẽ kích thích quá mức các tuyến sản xuất dầu (tiết bã nhờn) của trẻ dẫn đến tình trạng viêm da tiết bã. Kích ứng từ một loại nấm men xuất hiện trong các chất nhờn được sản xuất bởi các tuyến cũng được cho là một trong những thủ phạm gây ra viêm da tiết bã. Tuy nhiên hai nguyên nhân này không có sự liên quan gì với nhau.
Bệnh viêm da tiết bã nhờn
Bệnh viêm da tiết bã nhờn

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm da cơ địa là một dạng bệnh về da của bé, gây tổn thương da, thường xuất hiện ở giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi. Bệnh gây nên sự ngứa ngáy, đau rát ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Trẻ bị viêm da cơ địa thường ngứa ngáy bứt rứt và quấy khóc thường xuyên. Khi bệnh tiến triển nặng hơn khiến trẻ ngủ không đủ giấc, chán ăn, bỏ ăn.

Trẻ bị viêm da cơ địa có triệu chứng khá đa dạng, mỗi trẻ có những biểu hiện khác nhau. Những dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Da nổi mẩn ngứa, ban đỏ: Bề mặt da bé sẽ xuất hiện những vết đỏ hình tròn bị mẩn lên và thô ráp. Sau thời gian ngắn, tại những chỗ da bị mẩn đỏ sẽ mọc những mụn nước li ti.
  • Da sưng tấy: Vùng da bị viêm da cơ địa thường thô ráp và dày hơn bình thường. Những mụn nước liti mọc dày sẽ khiến da bé bị sưng tấy làm cho trẻ bị ngứa ngáy và đau rát.
  • Da đóng vảy và bong tróc: Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng của viêm da cơ địa. Sau khi những nốt mụn nước vỡ làm cho dịch trong mụn nước chảy ra, sau đó khi dịch khô thì xuất hiện tình trạng da bị đóng vảy và bong tróc.
  • Mệt mỏi: Ngứa ngáy mang đến cảm giác khó chịu cho bé làm cho bé bứt rứt mệt mỏi. Tình trạng kéo dài khiến cho trẻ bị biếng ăn, ngủ không sâu, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân gây nên bệnh 

  • Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng đa phần trẻ bị viêm da cơ địa thường có người thân trong gia đình mắc bệnh này hoặc các bệnh liên quan như bệnh chàm, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng.
  • Môi trường sống: Đây cũng là các yếu tố tác động trực tiếp đến viêm da cơ địa bùng phát ở trẻ. Sống trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với lông động vật, hoá chất, … trẻ sẽ có nguy cơ mắc viêm da cơ địa càng cao.
  • Dị ứng thức ăn: Nhiều trường hợp trẻ em bị dị ứng với các thành phần có trong thực phẩm như trứng, sữa, hải sản,… Điều này cũng là nguy cơ tiềm ẩn mắc viêm da cơ địa.
  • Thời tiết thay đổi: Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, hệ hô hấp chưa hoàn thiện nên vào những ngày giao mùa khi thời tiết thay đổi rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt, thời tiết hanh khô là nguyên nhân làm cho nhiều trẻ bị viêm da cơ địa.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Sử dụng xà phòng, sữa tắm có chứa hóa chất, độ pH cao cũng là nguyên nhân khiến da bé bị khô và tổn thương.
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Mụn cóc ở trẻ 

Mụn cóc là bệnh về da của bé khá quen thuộc đối với chúng ta, đây là một trong những dạng bệnh nhiễm trùng da thường gặp. Các bác sĩ cho biết virus HPV chính là tác nhân khiến mụn cóc hình thành, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, làm mất thẩm mỹ.

Trên thực tế, tình trạng này xuất hiện ở tất cả mọi lứa tuổi, cụ thể mụn cóc ở trẻ em là phổ biến hơn cả. Bởi vì các bé còn quá nhỏ, chưa có ý thức tự chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân trong cuộc sống hàng ngày. Thói quen cắn móng tay, đi chân đất của trẻ sẽ tạo điều kiện cho virus HPV xâm nhập và cơ thể và khiến mụn cóc hình thành.

Nhìn chung, mụn cóc không gây cảm giác đau đớn, ngứa rát cho trẻ nếu bé không chạm vào chúng. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên chủ quan, bỏ qua việc điều trị mụn cóc ở trẻ sơ sinh. Trong sinh hoạt hàng ngày, bé sẽ không tránh khỏi việc va chạm vào mụn cóc, lúc này các đốm mụn chịu ma sát liên tục sẽ gây cảm giác đau, khó chịu. Đây là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.

Thông thường, mụn cóc ở trẻ em xuất hiện các khu vực ngón tay hoặc bàn chân, bàn tay. Trong cuộc sống hàng ngày, khi chơi đùa, khám phá thế giới xung quanh, bé rất dễ bị thương ngoài da tại các khu vực này. Đây là cơ hội để virus HPV tấn công và hình thành mụn cóc.

Nguyên nhân gây nên bệnh 

  • Nguyên nhân chính gây ra mụn cóc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chính là các bé chưa biết cách giữ gìn vệ sinh thân thể, có thói quen đi chân đất cũng như dùng tay để chạm vào bất cứ thứ gì mà các bé nhìn thấy. Khi bị ngứa, bé có xu hướng gãi mạnh khiến da bị trầy xước, tạo điều kiện để virus HPV (cùng các loài virus, vi khuẩn khác) xâm nhập và lây lan, gây ra mụn cóc và các hiện tượng nhiễm trùng da khác.
  • Nhìn chung, mụn cóc ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi khá hiếm gặp. Còn mụn cóc ở trẻ em từ 2 tuổi, đặc biệt là từ 3 tuổi trở lên là rất phổ biến, nhất là với những bé hiếu động, thích vui chơi, khám phá ngoài trời.
Mụn cóc ở trẻ
Mụn cóc ở trẻ

Các biện pháp phòng ngừa bệnh về da của bé

Đối với trẻ em:

  •  Vệ sinh cá nhân, rửa tay, cắt ngắn móng tay thường xuyên cho trẻ
  •  Hướng dẫn trẻ tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng, không dụi mắt gây sang chấn viêm nhiễm
  •  Giữ quần áo, đồ dùng cá nhân luôn sạch sẽ, khô thoáng, khi trẻ ra nhiều mồ hôi cần lau rửa nhẹ nhàng đảm bảo vừa khô thoáng lại không gây đau, xây xước cho trẻ.
  •  Hạn chế dùng các chất sát khuẩn mạnh hoặc xà phòng để vệ sinh tắm rửa cho trẻ, gây khô da, ngứa, hoặc dị ứng.
  •  Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau nhà, hút bụi, thay chăn, màn, gối… hạn chế vi sinh vật gây hại phát triển
  •  Tránh tiếp xúc gần với động vật hoang dã, chó mèo, đất cát nhiễm bẩn, môi trường công cộng không đảm bảo vệ sinh…

Đối với phụ huynh, người chăm sóc của trẻ:

  •  Cần được trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh về da của bé thường gặp và cách chăm sóc trẻ khi bị các đúng cách.
  •  Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường trên da hoặc toàn thân trẻ mệt mỏi, sốt cao… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở chuyên khoa để thăm khám, không tự ý điều trị tại nhà
  •  Khi trẻ bị xây xước hoặc xuất hiện các vết thương tại da, có thể sơ cứu bằng rửa bằng nước sạch, nước muối sinh lý, băng tổn thương sau đó đưa trẻ đến trung tâm y tế để được xử lý
  •  Không tự ý lấy tay cạy nặn, chích nặn thương tổn, không tự ý tắm lá tắm muối, chà xát vào các tổn thương của trẻ.
  •  Với trẻ có các bệnh lý da mạn tính, dễ bị bội nhiễm như viêm da cơ địa, khô da, bệnh da bọng nước bẩm sinh… cần chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, tái khám theo hẹn.
  •  Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, không tự ý kiêng thịt cá, đồ tanh như nhiều phụ huynh vẫn làm, trừ các trường hợp trẻ bị dị ứng để hạn chế bệnh về da của bé.
  •  Với những trẻ thừa cân, béo phì, hay bị viêm kẽ, nấm, viêm nang lông… thì trẻ cần giảm cân, giữ nếp gấp kẽ luôn khô thoáng.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh ngoài da ở trẻ
Các biện pháp phòng ngừa bệnh ngoài da ở trẻ

Các trường hợp bệnh về da của bé như Phụ nữ làm đẹp đề cập phía trên, cần đặc biệt lưu ý đến chế độ chăm sóc và ăn uống. Nếu cần thiết, nên cho bé đi khám để được tư vấn điều trị, tránh để lâu ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc liên quan đến bệnh về da của bé khi không có chỉ định của bác sĩ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Hỗ trợ